Tự-do diễn đàng (Tribune de nos abonnés)

 

TỰ-DO DIỄN ĐÀNG

(Tribune de nos abonnés)

Số 36 ngày 15/1/1914 của Trần Đức Tiến.

Bản-quán mở ra mục này để mỗi kỳ lục trang các bài lai-kiểu, của các quan mua-báo gửi lại cho, lấy bài nào hay nhất hoặc có biệt-kiến, mà đăng vào để các ngài nghị-luận, trước nữa cho nó thêm vị, sau nữa phỉ bụng các bậc nhiều văn hay ý lạ muốn cho đồng-bào xem biết. Song phàm những nhời đăng ở mục này, trách nhiệm đã có người ký tên, bản quán không dự đâu đến.

Phẩm-hàm

Báo “Đông-dương-tạp-chí” có nói rằng những ông thông ký làm việc ở sở chính-trị mới được phẩm hàm thì nên ơn nhà-nước lắm vì mỗi một cái hàm là lên được một chiếu trong lúc làng có việc đình-đám.

Tôi thiết nghĩ rằng những ông mới được phẩm-hàm ơn nhà-nước vì có chỉnh-đốn ít nhiều phong-tục hủ bại cho dân ; chớ không phải ơn vì lên được một chiếu.

Làm sao mà có quyền chỉnh-đốn ? Là vì phong-tục nước ta lắm cái ví như cái nạn quan-trọng cho dân ; như những tục tang-ma ; lệ-làng ; cúng, bái v. vì lưu truyền đã mấy nghìn năm nay làm cho người nước ta kém người các nước văn-minh đủ mọi cách mà lại làm cho người nước ấy coi ta như là rợ-mọi.

Than ôi ! những tục ác nghiệp ấy đã làm cho dân mất danh-giá thì chớ, thế mà không ai có phương kế gì trừ-triệt đi ư?

Xét ngay như một làng, quanh năm không có mấy ngày không họp ăn uống, nào là ngày đám-ma, những tết, đám-giỗ, vào đám vì sinh ra phí nhiều tiền lắm, mà lại bỏ công việc. Có người khi lo ma cho bố mẹ rồi lại lo cai-đám rồi thì giả liệt đời không sạch nợ ; có người được phong-lưu khi lo xong việc thì cửa-nhà ruộng-đất hết sách, vợ chồng con cái phải đi làm thuê lần hồi từng bữa gạo ; có nhiều làng hay nhủ nhau ngồi họ tiền họ gạo để phòng khi ai có việc thì nhờ họ vậy, hễ một người có việc thì gần khắp làng phải lo hộ, khổ thế mà vẫn vui long họ !!

Tôi quen mấy người, ý-tưởng rất rộng rãi và trí-khôn rất mở mang muốn bỏ mấy lệ làm hại dân làng mình thì dân giả nhời rằng : “Lệ của các cụ khi xưa đặt nên mà các cụ còn theo được huống-chi con cháu ? Xin các ông nói cho dân biết các ông trức tước gì mà dám xin bỏ lệ dân ? v. v.” dân còn nói lắm câu đê tiện lắm nữa, không nên đăng vào báo !

Than ôi ! dân ta còn ngu lắm ! chỉ nhận những người có phẩm-hàm là bực ăn nên nói nổi thôi, lại những câu “chợ có lề quê có thói, phép vua thua lệ làng” vẫn giữ khư khư mãi. Phong-tục hư hoại vì hai câu ấy.

Song le cũng có nhiều người xem thấy đồng-bào làm ăn tấn tới như là buôn-bán to, học hành thông-thái thì muốn theo đời nhưng vì tiền đã trót lo vào những lệ chết-giáp mất cả rồ, thì chịu ngồi bó cánh mà khóc lại càng tiếc việc đời bao nhiêu thì càng oán trách-tiên tổ đặt ra những lệ tai hại bấy nhiêu.

Lại có nhiều làng cũng đã hiểu lệ-làng mình tệ muốn đổi nhưng không ai dám quả-quyết e tiểu nhân oán. Hễ đòi không xong lại bàn móng nhau rằng giá thử làng ta có ai được một tí phẩm-hàm thì đòi nói; lại bì vào làng ấy có quan, nên phong tục đổi được nhiều.

Khốn nạn ! ai cũng là người, sao dân chỉ nghe chỉ sợ những người có phẩm-hàm, khinh người có ý-kiến giỏi ?

Tôi vụng xét rằng vì cớ này, nhưng mà không biết có phải hay không ? Ngày xưa những người nào có phẩm-hàm thì là quan rồi, mà uy-quyền quan thì to quá ; những ông cứ lấy lẽ công-bình mà trị dân thì có ít ; những ông vì được quyền mà ăn hiếp dân ; tỏ ra thật hách-dịch, thật dữ dội cho dân sợ thì có nhiều. Vậy sự sợ hãi truyền nhiễm vào bụng dân ta đã mấy nghìn năm nên đến bây giờ dân vẫn còn sợ những người có phẩm-hàm.

Bởi vậy, thì-buổi này chỉ những làng nào có quan văn-minh thì những làng ấy được hưởng phong-tục hay thôi mà Bắc-kỳ ta chưa mấy làng có quan, nay nhà-nước lại đặt ra một ngạch quan thông ký nữa thì tôi tưởng cũng là cái điểm hay cho đồng bào ta đây vì những ông thông ký đã phỉ bụng ước ao phẩm-hàm trong 20 năm nay tất sắp ra tay sếp-đặt phong tục lại cho dân làng các ông ấy. Ví những làng bên cạnh, làng nào chưa có quan cũ hay mới, nhưng mà thấy phong tục láng diềng biến hóa rầm rầm thì thật tự dân khắc bảo nhau mà bắt chươc.

Ngộ phải làng nào lắm kẻ ương gàn mà ông quan chỉnh đốn không nói thì xin cứ chiếu lệ vua ta đặt mà trình quan cai-trị để ngài thi-hành, thì tôi tưởng muốn chỉnh đốn gì mà chả xong.

Vả lại, cách năm nay nhà-nước bảo hộ có sức cấm dân không được ăn-uống tế lễ nhiều nhưng có được mấy làng tuân lệnh đâu ? và cũng không có mấy làng có người dám cáo tố ra vì sợ thù oán !

Những lệ vua ta đặt ra thì tôi xin chép ra sau này.

“1. Các nhà tư-gia cũng giời, cúng sao ngạo mạn quỉ-thần thời bắt phạt 80 trượng. Đàn bà phạm luật cứ làm tội chủ nhà.

2. Làm chay, phá ngục, sư vãi, chuông trống tức hành cấm chỉ. Đồng cốt, phù thủy, bắt tội xử dảo ; người tùy tòng trăm trượng phát-lưu ; lý trưởng phạt 50 roi.

3. Các làng vào đám, hát xướng chỉ được một ngày, các nghề trò chơi lịch cấm.

4. Tế thần thì làng lớn tế con châu, làng nhỏ tế con bò Tang ; cưới-xin thì quan tam phẩm được dùng tam sinh, tứ phẩm giở xuống nhị sinh, cửu phẩm giở xuống nhất sinh, ai trái phép bắt tội vi-lệnh.

6. Đám ma trong làng hộ của giúp sức nhau: người đến hộ tang theo sách “Chu văn Công Gia-lễ” ai nói đòi rượu phạt 80 trượng.

7. Người chết chỉ chôn một lần, có động phạm chỉ được cải tang một lân thôi, nhược bằng cải mãi bắt tội.”

Chẳng cứ những ông có phẩm-hàm ông nào có tài cán mà được ở trong làng luôn thì cũng nên theo lệ vua chỉnh đốn phong tục cho dân để tỏ ra rằng mình cũng có công giúp Xã-hội.

Nếu được như thế thì nước ta mấy chốc mà bước lên cõi văn-minh để trước là khỏi hổ thẹn cùng các nước có danh-tiếng trong hoàn-cầu sau là khỏi phụ lòng nhà-nước bảo-hộ vẫn sẵn lòng khai-hóa cho nước ta.

TRẦN-ĐỨC-TIẾN

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tìm kiếm

May 2024
M T W T F S S
 12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
May 2024
M T W T F S S
 12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Social Network