Review sách Hoa Một Mùa

Thưa các quý vị và các bạn độc giả!
Nhân việc xã hội Việt Nam hôm nay đang cổ vũ việc đọc sách, đặc biệt ở nhiều tỉnh thành trong cả nước, trong những ngày gần đây, đều tổ chức ngày hội sách, và cụ thể hơn, như bài viết của tác giả Tình Lê trong mục Bình luận, đăng trên Vietnamnet ngày 18/4/2019, với nhan đề:‘Muốn tồn tại chỉ còn cách học cả đời và đọc cả đời’, BBT chúng tôi xin trân trọng giới thiệu ý kiến của một bạn độc giả có tên là Phạm Huyền Trang, viết về những cảm xúc đẹp đẽ nhờ được đọc cuốn sách ‘Hoa Một Mùa’ do Nhà Xuất bản Phụ nữ, phát hành tháng 11 năm 2018.
BBT TNT.com xin chân thành cảm ơn bạn Trần Huyền Trang, cùng những người bạn đã có ý kiến chia sẻ, đồng tình với bạn Huyền Trang về nội dung cuốn sách!
Chúng tôi luôn mong muốn được đón nhận những ý kiến phản hồi của bạn đọc ở mọi miền đất, về đề tài nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp nói riêng, và học giả Nguyễn
Văn Vĩnh nói chung!
Trân trọng!
TM.BBT.TNT.Com
NGUYỄN LÂN BÌNH
Tôi không thể làm ngơ trước cuốn sách xinh đẹp này ngay trong lần đầu tiên nhìn thấy nó. Tất nhiên, điều đóphải xuất phát từ sự yêu mến Nguyễn Nhược Pháp đã có từ trước đó trong tôi nhưng cũng phải dành thêm lời khen cho những người làm sách. Cái hình minh hoạ đã vẽ chuẩn xác “cô bé Chùa Hương” trong thơ ông đến mức không thể lẫn đi đâu được ” Khăn nhỏ, đuôi gà cao/ Em đeo dải yếm đào/ Quần lĩnh, áo the mới/ Tay cầm nón quai thao”… Gọi ” Hoa một mùa” là ” Nguyễn Nhược Pháp toàn tập” cũng được bởi nó đã gói trọn một đời văn nghiệp của ” nhân tài yểu mệnh”. Ngoài tập thơ ” Ngày xưa” vốn đã khẳng định tên tuổi Nguyễn Nhược Pháp trên thi đàn, cuốn sách còn tập hợp cả những truyện ngắn, kịch bản và phê bình của ông ( được dịch lại từ bản tiếng Pháp). Gần 300 trang sách của một tài năng qua đời khi mới chỉ 24 tuổi thì hẳn không phải ít ỏi. Đáng quý hơn nữa là nó thuộc nhiều thể loại khác nhau. Có một sự tương đồng khá lớn giữa truyện ngắn và kịch của Nguyễn Nhược Pháp. Đó là sự nhẹ nhàng, phảng phất nét thâm trầm nhưng dí dỏm. Bên cạnh những chuyện tưởng như vu vơ, bâng quơ; tác giả vẫn gửi một cái cười nhẹ, kín đáo và ý nhị. Tình cờ hôm vừa rồi tôi có đi xem kịch ngắn, là lần đầu tiên. Nên tôi hình dung được trong đầu các kịch bản của ông khi được dựng sẽ diễn tiến như thế nào. Nếu kịch dài cần sự đầu tư bài bản, công phu thì kịch ngắn chỉ như một lát cắt, diễn tả một tình huống/ một câu chuyện ngắn ngủi. Cái hay là nó vẫn gửi gắm được ý đồ tác giả trong dung lượng ngắn ngủi đó. Đọc Nguyễn Nhược Pháp, tôi mường tượng tới Thạch Lam bởi cái nhẹ nhàng, trong trẻo và giản đơn ởcốt truyện ấy. Chỉ tiếc là số lượng tác phẩm hơi ít ỏi nên chưa thể giúp tác giảđịnh hình được phong cách rõ ràng như bên mảng thơ. Điều tôi ấn tượng hơn cả ở tập sách là phần phê bình. Có kha khá tác phẩm đã được Nguyễn Nhược Pháp đặt lên bàn cân, trong đó nổi bật nhất là ” Nhớ rừng” của Thế Lữ. Trái với hình dung của tôi về những lời khen ngợi hào phóng cho đồng nghiệp, Nguyễn Nhược Pháp thẳng thắn :” Trong bài Nhớ rừng, thật sự có những câu thơ tuyệt đẹp, nhưng ý và tứ thì rỗng và thật sự buồn tẻ, chẳng toát ra được điều gì mới lạ.Đây rõ ràng là khiếm khuyết của tác giả, nhất là khi ông lại muốn giảng giải theo kiểu triết học”… Những nhận xét thẳng thừng ấy chắc chắn đã gây ra một làn sóng nho nhỏ vớiđộc giả đương thời và có người đã viết bài phản đối Nguyễn Nhược Pháp. Chẳng e dè, lần thứ hai ông khẳng định ” Nhớ rừng không thể xứng danh để gọi là một kiệt tác. Tác phẩm đó có những giá trị nhất định, nhưng nó chỉ mang tính ước lệ mà thôi. Trong bài thơ có những câu thơ thật đẹp, vậy thôi”. Đọc những nhận xét ấy, tôi hoàn toàn đồng tình với Nguyễn Nhược Pháp. Giá thời nay người ta cũng review sách với tấm lòng thành thực như ông, hẳn nhiều người trong chúng ta đỡ bị lừa khi mua sách. Hic. Phần sau của cuốn sách là những bài viết tưởng nhớ Nguyễn Nhược Pháp của bạn bè, văn sĩ đương thời. Ngoài ra còn có những bức ảnh của ông cùng cha- học giả Nguyễn Văn Vĩnh và anh chị em trong gia đình. Những tư liệu quý giá ấy là sự cố gắng của cả gia đình tác giả – cuốn sách được biên soạn bởi Nguyễn Lân Bình, cháu gọi Nguyễn Nhược Pháp là bác ruột. Xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến gia đình tác giả và những người làm sách đã mang đến cho những độc giả yêu mến Nguyễn Nhược Pháp như tôi một bức chân dung hoàn thiện hơn về ông để cái cảm giác nuối tiếc vơi bớt đi phần nào…   Nguồn: https://obook.co/huyentrang-pham/review-hoa-mot-mua-wr-by-nguyen-nhuoc-phap-r7676        

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tìm kiếm

April 2024
M T W T F S S
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930  
April 2024
M T W T F S S
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930  

Social Network